Bà Hoàng Thị Thanh Thủy,ậpđoànTHthựcthiESGtrongchiếnlượcpháttriểnbềnvữfpt play Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK), cho biết tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.
Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề "Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn" do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức ngày 16.11.2023 tại Hà Nội. Diễn đàn ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp để phát triển kinh tế tuần hoàn của các chuyên gia kinh tế, môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam cùng các đối tác phát triển và mạng lưới doanh nghiệp quốc tế.
Thực thi ESG trong chiến lược phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn
Một trong 3 phiên thảo luận của Diễn đàn tập trung làm rõ phương pháp tiếp cận ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị/Environmental - Social - Governance) có vai trò và tính quyết định ra sao đến việc thực hành kinh tế tuần hoàn.
Là một trong những doanh nghiệp được đánh giá là kiểu mẫu về áp dụng phương pháp tiếp cận ESG trong kinh tế tuần hoàn, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về kinh nghiệm và thực tiễn thực thi ESG trong chiến lược phát triển của mình.
Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH, bà Hoàng Thị Thanh Thủy cho biết: "Áp dụng ESG trong chiến lược phát triển và mô hình kinh tế tuần hoàn - kinh tế xanh như một trong những hợp phần của phát triển bền vững là định hướng của Tập đoàn TH từ khi khởi dựng doanh nghiệp gần 15 năm trước. Điều này xuất phát từ tầm nhìn, sứ mệnh của Nhà sáng lập TH - Anh hùng Lao động Thái Hương luôn tâm niệm đặt lợi ích riêng của Tập đoàn nằm trong lợi ích chung của quốc gia".
Theo bà Thủy, các dự án đầu tư của TH tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen vào nhau tạo ra những sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp với sản lượng và chất lượng theo chiều hướng phát triển bền vững và có lợi cho sức khỏe.
TH xây dựng chính sách phát triển bền vững gồm 6 trụ cột chính, gắn liền với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), gồm: dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường, giáo dục, con người, cộng đồng, phúc lợi động vật.
Thông qua đó, TH đảm bảo các hoạt động kinh doanh của mình mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, trong đó các yếu tố quan trọng hàng đầu là môi trường và cộng đồng.
Hướng đến Net Zero trên toàn chuỗi sản xuất TH vào năm 2050
Tập đoàn TH bày tỏ quyết tâm các trang trại, nhà máy trong chuỗi sản xuất khép kín của mình sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Để hoàn thành mục tiêu này, bà Thủy cho biết TH áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ cao trong sản xuất nhằm giảm phát thải, rõ nét nhất phải kể đến là ở lĩnh vực giảm thiểu nhựa và sản xuất năng lượng xanh.
TH giảm trọng lượng chai nhựa và giảm độ dày của nhãn mác bọc chai.
TH là thành viên đồng sáng lập của các tổ chức như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Liên minh Doanh nghiệp Việt Nam vì môi trường (VB4E), Liên minh các nhà bán lẻ giảm tiêu thụ túi ni lông dùng một lần.
Doanh nghiệp này đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu nhựa, như giảm 50% lượng thìa sữa chua dùng một lần đi kèm sản phẩm sữa chua ăn TH true YOGURT; bỏ hoàn toàn màng co plastic trên nắp các sản phẩm nước tinh khiết TH true WATER; giảm trọng lượng các bao bì chai nhựa; giảm độ dày của nhãn mác bọc chai,…
Với hàng loạt hành động trên, mỗi năm TH góp phần giảm hàng trăm tấn nhựa.
Hệ thống điện mặt trời trên mái các trang trại, nhà máy TH
Đáng chú ý, hệ thống điện mặt trời trên mái các trang trại, nhà máy TH trên khắp cả nước triển khai từ năm 2020, mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu kWh, tương đương giảm phát thải khoảng 4.500-5.000 tấn khí CO2, đáp ứng gần 10% tổng lượng điện tiêu thụ nội bộ.
TH dự kiến tăng sản lượng điện mặt trời trong các năm tới, tiến tới đáp ứng 15% tổng lượng điện tiêu thụ.
Nông dân ở Nghệ An trồng ngô sinh khối cung cấp cho Tập đoàn TH làm thức ăn cho bò sữa.
Với nhiều dự án mở rộng ở các lĩnh vực từ chăn nuôi, chế biến sữa tới sản xuất gỗ, mía đường,… TH đưa người nông dân địa phương tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, đặc biệt là ở "mắt xích" đầu tiên: cung cấp nguyên liệu. Hiện, đã có hơn 20.000 nông dân cung cấp rơm, ngô, mùn cưa cho các trang trại bò sữa TH tại Nghệ An; gần 19.000 nông dân cung cấp mía cho Nhà máy Mía đường Nghệ An - NASU; hơn 15.000 nông dân cung cấp gỗ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến gỗ trực thuộc TH; gần 1.000 hộ gia đình liên kết cung cấp sữa tươi và các nguyên liệu khác cho TH tại Đà Lạt - Lâm Đồng,…
Anh hùng Lao động Thái Hương luôn tâm niệm cải thiện sinh kế cho người dân địa phương không chỉ phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh "Vì hạnh phúc đích thực" của Tập đoàn mà còn nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.